Bối cảnh Chia rẽ Tito – Stalin

Xung đột Tito-Stalin trong Chiến tranh thế giới thứ hai

Vào ngày 6 tháng 4 năm 1941, phe Trục mở cuộc tấn công xâm lược Nam Tư. Nam Tư đầu hàng 11 ngày sau đó, và chính phủ chạy ra nước ngoài. Đức Quốc xã, Phát xít Ý, Bulgaria và Hungary thôn tính các phần Nam Tư. Phần lãnh thổ còn lại bị chia cắt thành nhiều phần: phía đông được chia thành các khu vực do Đức chiếm đóng ở Serbia và Banat, trong khi phía tây trở thành Nhà nước Độc lập Croatia, một chính phủ bù nhìn do quân Đức và Ý đồn trú.[1] Liên Xô, vẫn tôn trọng Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, đã cắt đứt quan hệ với chính phủ Nam Tư và tìm cách thành lập một tổ chức Cộng sản mới độc lập với Đảng Cộng sản Nam Tư ở Croatia. Liên Xô cũng ngầm chấp thuận việc tái cơ cấu Đảng Công nhân Bulgaria sao cho phù hợp với các lãnh thổ Nam Tư bị Bulgaria chiếm đóng. Liên Xô chỉ đảo ngược quyết định trên vào tháng 9 năm 1941 - ngay sau khi chiến dịch Barbarossa bắt đầu và sau sự phản đối liên tục từ Đảng Cộng sản Nam Tư.[2]

Vào tháng 6 năm 1941, Tito thông báo cho Đệ Tam Quốc tế và Stalin về kế hoạch nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của phe Trục. Tuy nhiên, Stalin cho rằng không nên sử dụng nhiều biểu tượng cộng sản,[3] bởi ông cho rằng phe Đồng Minh phải đi ngược lại với những hành động hủy diệt "quyền tự do dân chủ" do phe Trục gây ra. Do đó, Stalin cảm thấy các lực lượng Cộng sản ở châu Âu phải có nghĩa vụ chiến đấu khôi phục các quyền tự do dân chủ. Đối với Nam Tư, điều này có nghĩa là chiến đấu để khôi phục lại chính phủ lưu vong. Tàn dư của Quân đội Hoàng gia Nam Tư, do Draža Mihailović chỉ huy, đã tập hợp lại thành đội quân Chetnik, tổ chức chiến tranh du kích, nhằm khôi phục lại Vua Petar II.[4]

Hồng quân Liên Xô, được hỗ trợ bởi Quân đội Giải phóng Nam Tư, chiếm Belgrade vào tháng 10 năm 1944.

Vào tháng 10 năm 1941, Tito đã hai lần gặp Mihailović đề xuất cùng nhau mở một cuộc đấu tranh chung chống lại phe Trục, cũng như đề bạt Mihailović làm tham mưu trưởng, nhưng Mihailović từ chối.[5] Đến cuối tháng 10, Mihailović kết luận rằng Cộng sản là kẻ thù thực sự. Lúc đầu, lực lượng Mihailović chống lại cả Tito và phe phát xít, nhưng trong vòng vài tháng, họ bắt đầu hợp tác với phe Trục chống lại Tito.[6] Đến tháng 11, lực lượng Quân đội Giải phóng chiến đấu với quân Chetnik trong khi gửi thông điệp tới Moskva để phản đối việc Liên Xô ca ngợi Mihailović.[5]

Năm 1943, Tito biến Hiệp hội giải phóng dân tộc Nam Tư chống phát xít (AVNOJ) thành một cơ quan lập pháp, tố cáo chính phủ lưu vong và cấm nhà vua trở về nước, đi ngược lại lời khuyên của Liên Xô. Cùng thời điểm đó, Stalin đang tham dự Hội nghị Tehran và coi hành động này là một sự phản bội.[7] Vào năm 1944–1945, chỉ thị mới của Stalin thiết lập liên minh với các chính trị gia tư sản đã vấp phải sự hoài nghi ở Nam Tư.[8] Sự nghi ngờ ngày càng gia tăng sau khi Thỏa thuận Tỷ lệ phần trăm giữa Stalin và Churchill được tiết lộ.[9]

Trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, lực lượng giải phóng Nam Tư đã chiếm được một số khu vực ở Kärnten và đang trên đường tiến đến Ý. Trong khi các nước Đồng minh tin rằng việc này đã được Stalin sắp xếp từ trước,[10] Stalin thực sự phản đối kế hoạch này, và lo sợ xảy ra xung đột với phe Đồng MinhTrieste.[11] Stalin ra lệnh cho Tito rút lui, và các lực lượng giải phóng đã tuân theo.[12]

Tình hình chính trị ở Đông Âu, 1945–1948

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô tìm cách thiết lập tầm ảnh hưởng chính trị ở các khu vực bị Hồng quân chiếm đóng, chủ yếu bằng cách thành lập các chính phủ liên minh ở các nước Đông Âu. Sự cai trị đơn đảng về cơ bản là khó đạt được vì lực lượng các đảng Cộng sản thường khá nhỏ. Ở Nam Tư và Albania, đảng Cộng sản nhận được sự ủng hộ đáng kể của quần chúng.[13] Trong khi Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư của Tito nằm dưới ảnh hưởng của Liên Xô trong những tháng cuối cùng của cuộc chiến và những năm đầu tiên sau chiến tranh, Stalin đã nhiều lần tuyên bố ngược lại.[14] Sự tương phản này được thể hiện trong các cuộc tấn công của Liên Xô vào tháng 10 năm 1944. Lực lượng của Tito đã hỗ trợ cuộc tấn công, cuối cùng đã đẩy Wehrmacht và đồng minh ra khỏi miền bắc Serbia và chiếm được Beograd.[15] Fyodor Ivanovich Tolbukhin phải xin phép chính phủ lâm thời của Tito để được vào Nam Tư và chấp nhận quyền lực dân sự Nam Tư trên bất kỳ lãnh thổ nào được giải phóng.[16]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chia rẽ Tito – Stalin https://books.google.com/books?id=kVXuDwAAQBAJ https://books.google.com/books?id=_C1zDwAAQBAJ https://babel.hathitrust.org/cgi/pt?id=uva.x001436... https://books.google.com/books?id=p84vDgAAQBAJ https://books.google.com/books?id=wy3TBAAAQBAJ https://books.google.com/books?id=DpcBX2eH0LYC https://books.google.com/books?id=gXvoBAAAQBAJ https://books.google.com/books?id=FTw3lEqi2-oC https://books.google.com/books?id=4PTzicJt3MwC https://books.google.com/books?id=rLLfDwAAQBAJ